Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe về "Nhịp sinh học" và vai trò của nhịp sinh học đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, hiểu về nó thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhịp sinh học và giải pháp hữu hiệu để cân bằng nhịp sinh học của có thể để bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn

1. Nhịp sinh học là gì? Mối liên hệ của nhịp sinh học với sức khỏe.
💗Nhịp sinh học là chu kỳ thay đổi tự nhiên của các chất hóa học hoặc chức năng trong cơ thể mỗi chúng ta. Nó giống như một chiếc “đồng hồ chính” bên trong điều phối các đồng hồ khác trong cơ thể bạn. “Đồng hồ chính” nằm trong não, ngay trên các dây thần kinh nơi hai mắt giao nhau. Nó được tạo thành từ hàng nghìn tế bào thần kinh giúp đồng bộ hóa các chức năng và hoạt động của cơ thể. 💗Nhịp sinh học của cơ thể giống như một chiếc “đồng hồ sinh học” để điều chỉnh mọi hoạt động, quá trình liên quan đến việc sản sinh hormone. Điều này có nghĩa là nhịp sinh học càng được tuân thủ thì hoạt động của hormone càng hiệu quả, giúp cơ thể tỉnh táo, sức khỏe dồi dào.
💗Dấu hiệu của rối loạn nhịp sinh học:
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, rối loạn về giấc ngủ.
- Cảm giác buồn bã, bất lực, chán nản hoặc trống rỗng.
2. Những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp sinh học
💗Ánh sáng
Ánh sáng bất thường có thể sẽ dễ dàng phá vỡ nhịp sinh học bình thường. Đồng hồ sinh học nhạy cảm nhất vào khoảng 2 giờ trước giờ đi ngủ thông thường của một người. Sử dụng đèn sáng trong thời gian này có thể làm thay đổi nhu cầu ngủ và khiến người đó ngủ muộn hơn. Vì vậy, một người có thể buồn ngủ và ngủ muộn hơn vào buổi tối và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng.
Ngược lại, ánh sáng chói chang vào buổi sáng có thể làm thay đổi nhu cầu ngủ sớm hơn. Ngủ trong một căn phòng sáng cũng có thể đánh thức một người sớm hơn mức cần thiết và làm thay đổi lượng thời gian ngủ bình thường của họ.
Ánh sáng điện thoại có thể dẫn đến ngủ muộn gây thay đổi nhịp sinh học
💗Màu sắc
Màu sắc của ánh sáng dường như phá vỡ được các mô hình sinh học. Anh sáng có bước sóng màu xanh lam có tác động mạnh nhất đến nhịp sinh học của chúng ta. Đèn xanh và trắng trong những khoảng thời gian nhạy cảm trong ngày, như 2 giờ trước khi đi ngủ, có thể khiến một người khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Các nguồn ánh sáng này thông thường phát ra từ màn hình điện tử trên các thiết bị như điện thoại, máy tính và tivi. Các bước sóng ánh sáng khác ít ảnh hưởng hơn đến đồng hồ sinh học.
💗Thói quen ngủ không lành mạnh
Thiếu ngủ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi, rối loạn quá trình điều hòa hormone. Thói quen thức khuya, ngủ muộn và dậy muộn là thói quen của nhiều bạn trẻ hiện đại, gây rối loạn nhịp sinh học cơ thể nghiêm trọng.
💗Làm việc theo ca
Những người làm ca muộn hoặc làm việc suốt đêm có khả năng bị gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của họ. Khi cơ thể phản ứng với chu kỳ sáng và tối tự nhiên của mặt trời, công việc thay đổi sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của họ.
💗 Du lịch
Những người thường xuyên đi du lịch có thể bị gián đoạn bởi giấc ngủ và nhịp sinh học của họ, đặc biệt là nếu họ thường xuyên di chuyển giữa các múi giờ. Điều này được gọi là tình trạng trễ máy bay, cảm giác chệch choạc hoặc mệt mỏi khi cơ thể cố gắng bắt kịp những thay đổi của thời gian và nhịp điệu mới trong ngày.
💗 Ăn uống không đúng giờ giấc
Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa và ăn không đủ chất là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn nhịp sinh học. Bệnh lý đầu tiên và dễ gặp nhất do thói quen xấu này là đau dạ dày, hơn nữa sức khỏe chúng ta cũng bị tàn phá nặng nề.
3.Biện pháp khôi phục và cân bằng lại nhịp sinh học
[3.1].Xây dựng chu kỳ ngủ - thức một cách khoa học:
Thời điểm ngủ vào ban đêm và thức vào buổi sáng cần được cố định để tạo thành thói quen mỗi ngày. Điều này là cần thiết và quan trọng nhất để hồi phục nhịp sinh học như cũ. Hãy tạo 1 số thói quen sau để duy trì hoạt động ngủ - thức của bạn khoa học hơn:
👉Không sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin, trực tiếp làm giảm chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ khiến con người giảm cảm giác buồn ngủ nên thường ngủ muộn hơn.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên tránh dùng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
👉Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, dễ chịu
Các điều kiện phòng ngủ đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, chăn màn,… Do đó, để có nhịp sinh học đều đặn, hãy tạo điều kiện ngủ tốt nhất với các lưu ý sau:
+)Dùng đèn ngủ có cường độ ánh sáng phù hợp.
+)Dùng máy tạo độ ẩm, điều hòa để cân bằng nhiệt độ, độ ẩm.
+)Không sử dụng phòng ngủ để làm việc.
👉Tạo thói quen ngủ và thức dậy ở giờ nhất định
Nên đảm bảo giờ ngủ đêm mỗi ngày của bạn từ 7 - 8 giờ với giấc ngủ sâu là điều kiện cơ bản để nhịp sinh học và sức khỏe tốt. Tốt nhất nên ngủ sớm trước 11 giờ đêm và thức dậy 5 - 6 giờ sáng và duy trì đều đặn hàng ngày.
[3.2]. Lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất là điều kiện cơ bản của một sức khỏe tốt, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất, nhịp sinh học và giấc ngủ của mỗi chúng ta. Nên hạn chế dùng các thức uống kích thích như caffeine, trà vào buổi chiều sau 3 giờ hoặc buổi tối vì chất kích thích sẽ khiến bạn khó ngủ.
Khẩu phần ăn hàng ngày nên bố trí phù hợp vào 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ, hãy cố gắng tập thói quen ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, ăn ít và lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa vào buổi tối. Không nên ăn ngay trước khi đi ngủ vì giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng và năng lượng không được tiêu thụ sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.
[3.3].Hoạt động thể chất điều độ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hoạt động thể chất với cường độ vừa phải và điều độ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vận động thể chất quá mức lại gây phản tác dụng.
[3.4]. Đầu tư vào bữa ăn sáng
Không ít người trẻ ngày nay có xu hướng bỏ bữa ăn sáng do nhiều lý do, song thói quen này gây nhiều tổn hại đến sức khỏe và làm rối loạn nhịp sinh học. Ăn sáng đầy đủ không chỉ bổ sung năng lượng cho cả ngày dài mà còn tốt cho sự tập trung, khôi phục nhịp sinh học và cải thiện sức khỏe.
Như vậy, duy trì nhịp sinh học ổn định là rất cần thiết với mỗi chúng ta, đảm bảo cho một sức khỏe tốt và lâu dài. Hãy duy trì những thói quen tốt, sinh hoạt khoa học để cơ thể có nhịp sinh học khỏe mạnh. Nếu có các triệu chứng rối loạn nhịp sinh học kéo dài, nên đi khám để được điều trị sớm.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, quý vị và các bạn nên sử thêm sản phẩm:
|
- Để nâng cao thêm hiệu quả điều trị. Quý vị và các bạn có thể dùng thêm Sản phẩm Healthy Rhythms ( 100% triết xuất từ thảo mộc thiên nhiên)
- Healthy Rhythms là một sản phẩm của tập đoàn chăm sóc sức khỏe Siberi ( Liên Bang Nga) là một giải pháp tuyệt vời trong việc hỗ trợ phục hồi nhịp sinh học của cơ thể
- Liên hệ đặt hàng và tư vấn: 0336 275 059
- Xem chi tiết về sản phầm tại đây
|